Thông thường, 80% xoang sâu tập trung ở hố rãnh mặt nhai, mặt ngoài răng hàm hàm dưới, mặt trogn răng hàm hàm trên. Các hố rãnh sâu, dễ đọng thức ăn và khó chải rửa sạch là nơi lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ.
Từ những năm 1970, sâu răng ở các nước phát triển giảm rõ rệt, tương ứng với thời kì sealant phối hợp với các biện pháp phòng ngừa sâu răng bằng flour.
Sealant là một vật liệu loại nhựa polymer phủ lắp các hố rãnh mặt nhai của răng, dán dính khá chắc vào bề mặt răng nhờ hệ thống tạo lưu vi thể bằng acid loãng. Vi khuẩn bên trong hố rãnh bị cô lập với môi trường miệng, không có nguồn thực phẩm nên vi khuẩn không thể hoạt động, không gây sâu răng được.
Lý do quan trọng nhất dùng sealant để trám răng là nhằm phòng ngừa sâu răng.
Thông thường, chất Fluo trong kem đánh răng và trong nước uống là để bảo vệ các mặt bóng láng của răng ví dụ mặt bên ngoài, mặt bên trong.
Nhưng mặt nhai cá răng hàm sau cùng thường có nhiều hố rãnh tự nhiên theo hình thể đặc biệt của răng, hoặc nếu vì lý do gì mà bề mặt của răng trở nên nhám, xù xì thì rất dễ bị vi khuẩn và thức ăn bám dính mà bàn chải không thể lấy chúng đi khỏi được. nếu thức ăn và vi khuẩn bị mắc kẹt và lưu trữ trong các hố rãnh và bề mặt như thế một thời gian đủ lâu thì sự phá hủy men răng và ngà răng sẽ xay ra, dẫn đến lỗ sâu răng được hình thanh và lớn dần lên.
Do đó, dùng Sealant phủ lên bề mặt răng có tác dụng ngăn cản sự tích tụ của vi khuẩn và thức ăn, phòng ngừa sâu răng. Bằng cách này cũng tiết kiệm được thời gian và chi phí để trám răng bị sâu, chữa tủy răng và bọc mão một khi răng sâu vỡ lớn gây đau nhức và có nguy cơ bị nhổ.
Những đối tượng nên trám phòng ngừa
- Khi răng của trẻ nhỏ, nhất là răng vĩnh viễn mới mọc, men răng chưa được vôi hóa hoàn chỉnh, dễ sâu răng nên sealant là biện pháp tốt nhất, phối hợp với các biện pháp flour khác tạo tác động tương hỗ, cũng cố độ bền chặt của men răng với acid, bít chỗ khiếm khuyết trũng rãnh, bảo vệ răng an toàn khỏi sâu.
- Thiếu niên và người trưởng thành có cơ địa dễ bị sâu răng
Các hàm răng có các hố rãnh, hố sâu và hẹp khó lấy sạch thức ăn với bàn chải.
Người có men răng yếu, mỏng dễ bị sâu răng cho dù là người lớn.
Người thuộc nhóm nguy cơ sâu răng cao do bệnh đặc biệt: khô nước bọt, xạ trị vùng đầu mặt cổ...